Tân ngữ trong tiếng Anh (Object)

Khi nói về ngữ pháp, chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trong của Tân ngữ trong tiếng anh (Object). Bởi lẽ, nó giúp cho câu văn trở nên rõ ràng và dễ hiểu hơn. Vậy hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau đi tổng hợp những kiến thức hữu ích  về tân ngữ nhé!

Tân ngữ là gì trong tiếng anh?

1. Tân ngữ là gì?

Tân ngữ trong tiếng Anh (Object): Là thành phần thuộc phần vị ngữ trong câu, là từ hoặc cụm từ đứng sau động từ chỉ hành động trong câu để chỉ đối tượng chịu sự tác động của chủ ngữ.

Trong 1 câu có thể có một hoặc nhiều tân ngữ khác nhau

Ví dụ: I have played guitar for three years (Tôi đã chơi guitar được 3 năm rồi)

2. Vai trò của tân ngữ trong câu

Tân ngữ có chức năng biểu đạt, giúp cho động từ được rõ nghĩa, làm cho câu nói trở nên dễ hiểu và truyền đạt nội dung được chính xác hơn.

Ngoài ra có một số động từ cần có tân ngữ để bổ sung nghĩa cho nó, đặc biệt là các ngoại động từ (Transitive verbs) thì cần có tân ngữ đi kèm. Các động từ như: Make, give, send, break,…

3. Phân loại tân ngữ trong tiếng anh

Trong Tiếng anh, tùy vào vị trí cũng như ý nghĩa của tân ngữ trong câu mà tân ngữ được chia thành các loại khác nhau. Có hai loại tân ngữ chính, đó là:Tân ngữ trực tiếp (Direct object) và tân ngữ gián tiếp (Indirect object).

Vậy hãy cùng tìm hiểu để phân biệt 2 loại tân ngữ này nha

3.1 Tân ngữ trực tiếp (direct object)

Là người hoặc vật nhận tác động đầu tiên của hành động được tực hiện bởi chủ ngữ. Nếu trong câu chỉ có một tân ngữ duy nhất thì chắc chắn đó là tân ngữ trực tiếp

Ví dụ:

  •  I adore you (Tôi mến bạn). Trong câu này “YOU” chính là tân ngữ trực tiếp chịu tác động của động từ “ADORE”
  • I don’t like fish (Tôi không thích cá)

3.2 Tân ngữ gián tiếp (Indirect object)

Tân ngữ gián tiếp là đối tượng mà hành động xảy ra tác động vào đối tượng đó

Trong một câu, tân ngữ gián tiếp thường đứng sau tân ngữ trực tiếp, giữa 2 tân ngữ được ngăn bởi một giới từ. Trong trường hợp không có giới từ thì tân ngữ gián tiếp sẽ đứng trước tân ngữ trực tiếp.

Ví dụ:

  • She gives me a pen (Cô ấy đưa tôi một chiếc bút)
  • She gives a pen to me (Cô ấy đưa chiếc bút cho tôi)

Tân ngữ trong tiếng anh

4. Các hình thức của tân ngữ

4.1 Danh từ (Noun)

Danh từ có thể đóng vai trò là tân ngữ trực tiếp hoặc gián tiếp trong câu

Có những tính từ được dùng như danh từ tập hợp (The + adj): The rich (những người giàu), the old (những người già),…

Vú dụ:

  • I help my mother water the tree (Tôi giúp mẹ tôi tưới cây)
  • We went to the museum yesterday (Chúng tôi đã đến viện bảo tàng ngày hôm qua)

4.2 Đại từ nhân xưng (Personal Pronoun)

Đại từ nhân xưng bao gồm đại từ chủ ngữ dùng làm chủ ngữ và đại từ tân ngữ dùng làm tân ngữ trong câu. Bảng dưới đây là một số đại từ nhân xưng

Notes: Đại từ nhân xưng bao gồm đại từ chủ ngữ dùng làm chủ ngữ và đại từ tân ngữ dùng làm tân ngữ trong câu. Bảng dưới đây là một số đại từ nhân xưng

Ví dụ:

  • I miss you (Em nhớ anh)
  • We told him the truth (Chúng tôi đã nói với anh ấy sự thật)
  • She helped me overcome everything (Cô ấy đã giúp tôi vượt qua mọi thứ)

=> Ở 3 câu trên: “I, we, she” đóng vai trò là đại từ chủ ngữ còn các từ “You, him, me” đóng vai trò là đại từ tân ngữ trong câu

4.3 Động từ (verb)

Tân ngữ trong câu không nhất thiết phải là một danh từ hay một đại từ, tân ngữ có thể là một số động từ đi sau động từ chính trong câu.

Khi đóng vai trò là tân ngữ trong câu thì động từ được chia làm 2 loại là động từ nguyên mẫu (to + verb) và động từ dạng Ving (gerund)

Động từ nguyên mẫu (to + verb)

Ví dụ:

  • I agree to go out with him (Tôi đồng ý đi ra ngoài cùng anh ấy)
  • We hope to meet you next time (Chúng tôi hi vọng gặp bạn vào lần tới)

Để hiểu rõ hơn, dưới đây  các động từ đòi hỏi những động từ theo sau nó là một động từ nguyên mẫu khác: agree (đồng ý), intend (có ý định), prepare (chuẩn bị), want (muốn), wish (ước), need (cần), learn (học), refuse (từ chối), forget (quên), decide (quyết định), demand (yêu cầu), pretend (giả vờ), expect (mong đợi), plan (lên kế hoạch), hope (hi vọng), manage (xoay sở), prefer (thích), ask (yêu cầu), promise (hứa),…

Động từ thêm “ing” (Gerund)

Trong Tiếng Anh, một số động từ yêu cầu động từ theo sau nó phải là một động từ ở dạng V-ing đóng vai trò làm tân ngữ. Sau đây là một số động từ yêu cầu động từ theo sau phải ở dạng V-ing: admit (chấp nhận), finish (kết thúc), delay (trì hoãn), deny (từ chối), enjoy (hứng thú), consider (xem xét), quit (rời bỏ), practice (luyện tập), recall (gợi nhớ), suggest (gợi ý), resist (kháng cự), imagine (tưởng tượng),…

Ví dụ: I enjoy playing guitar when I have free time (Tôi thích chơi đàn guitar khi tôi có thời gian rảnh)

Notes: Có một số động từ theo sau nó có thể là động từ nguyễn mẫu hoặc Ving mà nghĩa không bị thay đổi. Đó là các động từ: Begin (bắt đầu), continue (tiếp tục), Can’t stand (không thể chịu được), like (thích), try (cố gắng), love (yêu thích), start (bắt đầu), hate (ghét), prefer (thích)

Ví dụ:

  • We like play football (Chúng tôi thích chơi bóng đá)
  • We like playing football (Chúng tôi thích chơi bóng đá)

4.4 Mệnh đề (Clause)

Tân ngữ trong câu có thể là một mệnh đề

Ví dụ:

  • I don’t know how he can pass the exam (Tôi không biết cách anh ấy có thể vượt qua kì kiểm tra)
  • I can understand what you are feeling now (Tôi có thể hiểu những gì bạn đang cảm nhận bây giờ)

Chắc hẳn với những chia sẻ phía trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về Tân ngữ trong Tiếng Anh. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp các bạn sử dụng để vận dụng tân ngữ đúng cách trong hoàn cảnh mình muốn.